Tiếng Trung thương mại

Từ Nghĩa Hình Ví dụ Chữ viết
你 Nǐ
(đại từ) anh, chị, bạn, ông , bà, em, con... Dùng để gọi người đối diện (1 người) đang nói chuyện với mình (ngôi thứ 2), không phân biệt tuổi tác và giới tính = you (tiếng Anh)
1. 你好! Nǐ hǎo Xin chào. 2. 你好吗? Nǐ hǎo ma? Bạn khoẻ không?
好 Hǎo
(tính từ) tốt, đẹp, hay, giỏi, ngon Hán Việt: Hảo
1. 我很好 Wǒ hěn hǎo Tôi rất khoẻ. 2. 你们好吗? Nǐmen hǎo ma? Các bạn khoẻ không?
一 Yī
(số từ) một Hán Việt: Nhất
1. 一哥 Yī gē Nhất ca (Anh cả) 2. 一个人 Yīgè rén Một người
五 wǔ
(số từ) năm Hán Việt: Ngũ
1. 五弟 Wǔ dì Ngũ đệ - Em trai thứ năm 2. 五福临门 Wǔfú línmén Ngũ phúc lâm môn - Năm loại phúc vào nhà.
八 Bā
(số từ) tám Hán Việt: Bát
1. 八仙 Bā xiān Bát tiên - Tám vị tiên 2. 八戒 Bā jiè Bát Giới
大 Dà
(tính từ) to, lớn Hán Việt: Đại
1. 大人 Dà rén Đại nhân - Người lớn 2. 大哥 Dà gē Đại ca - Anh trai lớn
不 Bù
(phó từ - đứng trước động từ, tính từ, ý nghĩa phủ định): Không, Chẳng Hán Việt: Bất
1. 不好 Bù hǎo Không tốt, không khoẻ 2. 不大 Bù dà Không lớn
口 Kǒu
(danh từ) Miệng (lượng từ) Nhân Khẩu Hán Việt: Khẩu
1. 大口 Dà kǒu Miệng lớn - Đại khẩu 2. 进出口 Jìn chūkǒu Xuất nhập khẩu
白 Bái
(tính từ) Trắng Hán Việt: Bạch
1. 白色 Bái sè Màu trắng 2. 白马 Bái mǎ Ngựa trắng - Bạch mã
女 Nǚ
(danh từ) Nữ, phụ nữ Hán Việt: Nữ
1. 美女 Měi nǚ Cô gái đẹp - Mỹ nữ 2. 女生 Nǚ shēng Con gái - Nữ sinh
马 Mǎ
(danh từ) ngựa Hán Việt: Mã
1. 白马 Bái mǎ Ngựa trắng - Bạch mã 2. 马不大 Mǎ bù dà Con ngựa không lớn

NGỮ ÂM

1. Cấu tạo âm tiết tiếng Hán

Phần lớn âm tiết trong tiếng Hán do thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu tạo thành.

Vd: bà, mā, hǎo đều là âm tiết.

Phụ âm mở đầu của âm tiết gọi là thanh mẫu.

Vd: b, m, h

Phần còn lại gọi là vận mẫu

Vd: a, ao

Thanh điệu được đặt trên vận mẫu, giống với thanh điệu Tiếng Việt

Vd: ā, á, ǎ, à

Mỗi âm tiết tương đương với một chữ Hán được viết ra.

Vd:  好 hǎo, 马 mǎ

2. Thanh mẫu: b – p – m – f          d – t – n – l         g – k – h

2.1 Nhóm âm môi – môi (lấy môi trên chạm vào môi dưới để bật ra âm)  b – p – m

b: hai môi khép lại, không bật hơi, không rung (Đọc giống b tiếng Việt)

p: hai môi khép lại giống b nhưng bật hơi (Đọc giống p tiếng Việt)

m: hai môi khép lại, không bật hơi, lưỡi con hạ xuống, luồng hơi theo khoang mũi ra ngoài (Đọc giống m tiếng Việt)

Thông thường, khi đọc nhóm chữ này, người ta thường đọc âm oa phía sau (cách đọc của âm o) để ghi nhớ rằng, chỉ có nhóm từ này mới kết hợp với âm o phía sau (Nghe file đọc kèm theo)

Cụ thể:

b đọc là bo (giống như boa tiếng Việt)

p đọc là po (giống như poa tiếng Việt)

m đọc là mo (giống như moa tiếng Việt)

2.2. Nhóm âm môi – răng: f

f: răng trên tiếp xúc với môi dưới (Đọc giống ph tiếng Việt)

Cùng với b, p, m, thông thường, khi đọc f, người ta thường đọc âm ua phía sau (cách đọc của âm o) để ghi nhớ rằng, chỉ có f và b, p, m mới kết hợp với âm o phía sau (Nghe file đọc kèm theo)

Cụ thể: f đọc là fo (giống như phoa tiếng Việt)

2.3. Nhóm âm đầu lưỡi: d – t – n – l

d: Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, không bật hơi, không rung (Đọc giống t trong tiếng Việt)

t: Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, bật hơi (Đọc giống th trong tiếng Việt)

n: Đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi hở, dây thanh rung (Đọc giống n trong tiếng Việt)

l: Đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm n lùi về phía sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài, dây thanh rung (Đọc giống l trong tiếng Việt)

Thông thường, khi đọc nhóm chữ này, người ta thường đọc âm ơ phía sau (cách đọc của âm e) để ghi nhớ rằng, chỉ có nhóm từ này mới có kết hợp với âm e phía sau.

Cụ thể:

d đọc là de (giống như tơ trong tiếng Việt)

t đọc the te (giống như thơ trong tiếng Việt)

n đọc là ne (giống như nơ trong tiếng Việt)

l đọc là le (giống như lơ trong tiếng Việt)

2.4. Âm cuống lưỡi: g – k – h

g: phần cuống lưỡi nâng cao sát ngạc mềm, sau khi trữ hơi hạ nhanh cuống lưỡi xuống để cho hơi bật ra ngoài đột ngột, dây thanh không rung (Đọc giống c trong tiếng Việt)

k: vị trí cấu âm giống g, khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi mạnh, dây thanh không rung (Đọc giống kh trong tiếng Việt)

h: cuống lưỡi tiếp cận ngạc mềm, luồng hơi từ trong khoang giữa ma sát đi ra, dây thanh không rung (Đọc giống h trong tiếng Việt nhưng có âm kh ở cuống họng)

Thông thường, khi đọc nhóm chữ này, người ta thường đọc âm ơ phía sau (cách đọc của âm e) để ghi nhớ rằng, chỉ có nhóm từ này mới có kết hợp với âm e phía sau.

Cụ thể:

g đọc là ge (giống như cơ trong tiếng Việt)

k đọc the ke (giống như khơ trong tiếng Việt)

h đọc là he (giống như hơ trong tiếng Việt)

3. Vận mẫu:  a – o – e – i – u – ü   và  ai – ei – ao – ou

3.1. Âm đơn: a – o – e – i – u – ü

a: Miệng mở rộng, lưỡi ở vị trí thấp nhất, môi không tròn (Đọc giống a trong tiếng Việt)

o: Độ mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn (Đọc giống oa trong tiếng Việt)

e: Độ mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi không trong (Đọc giống ơ trong tiếng Việt)

i: Miệng hé, môi dẹt, lưỡi ở vị trí cao, tiến về phía trước (Đọc giống i trong tiếng Việt)

u: Miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, nghiêng về phía sau (Đọc giống u trong tiếng Việt)

ü: Đọc giống i nhưng tròn môi  (Đọc giống uy trong tiếng Việt nhưng giữ cố định miệng)

3.2. Âm kép: ai – ei – ao – ou

ai: Đọc giống ai trong tiếng Việt

ei: Đọc giống ei trong tiếng Việt

ao: Đọc giống ao trong tiếng Việt

ou: Đọc giống âu trong tiếng Việt

*Lưu ý: i – u – ü có thể đứng một mình trở thành âm tiết. Khi đó chúng viết thành:

yi: Đọc giống di trong tiếng Việt

wu: Đọc giống u trong tiếng Việt

yü: Đọc giống duy trong tiếng Việt

4. Ghép âm

a

o e i u ü ai ei ao

ou

b ba bo bi bu bai bei bao
p pa po pi pu pai pei pao pou
m ma mo me mi mu mai mei mao mou
f fa fo fu fei fou
d da de di du dai dei dao dou
t ta te ti tu tai tao tou
n na ne ni nu nai nei nao nou
l la le li lu lai lei lao lou
g ga ge gu gai gei gao gou
k ka ke ku kai kei kao kou
h ha he hu hai hei hao hou

yi

wu

yu

5. Thanh điệu

Tiếng Hán có 4 thành điệu cơ bản, kí hiệu các thanh là:

Thanh 1: (Đọc không dấu, kéo dài đều đều)

Thanh 2: / (Đọc như dấu ngã, đọc từ dưới lên cao ngã về sau)

Thanh 3: V (Đọc như dấu huyền hơi nặng xuống)

Thanh 4: \ (Đọc cao, dứt khoát)

Thanh điệu trong tiếng Trung: Cách đọc, viết và sử dụng

Giống như tiếng Việt, khi thanh điệu khác nhau thì sẽ tạo ra ý nghĩa khác nhau。

Vd:

Yī (số một)
Yí (di chuyển)
Yǐ (cái ghế)

Yì (một trăm triệu)

Kí hiệu thanh điệu viết trên nguyên âm chính. Khi nguyên âm i mang thanh điệu phải bỏ dấu chấm trên i đi. Vd:

Khi vận mẫu một âm tiết có hai hoặc hơn hai nguyên âm thì kí hiệu thanh điệu phải được viết ngay trên nguyên âm có độ mở của cửa miệng lớn nhất. Vd: Hǎo

5. Quy tắc biến điệu của thanh 3:

 Khi có hai âm tiết cùng mang thanh thứ 3 [ ˇ ] đi liền nhau, thì âm tiết đầu sẽ đọc thành thanh thứ hai.

Ví dụ 你好 (xin chào) “Nǐ hǎo” sẽ được đọc thành “ní hǎo”, 展览 (triển lãm) “Zhǎn lǎn” đọc thành “zhán lǎn”, 婉转 (uyển chuyển) “Wǎn zhuǎn” đọc thành “wán zhuǎn”…

Khi ba âm tiết cùng mang thanh 3 [ ˇ ] đi liền nhau thì hai âm tiêt đầu đọc thành thanh 2, hoặc ta biến điệu ngắt theo từng cặp từ có nghĩa.

Ví dụ: 我很好 Wǒ hěn hǎo sẽ đọc thành “Wǒ hén hǎo” hoặc “wó hén hǎo”

Khi 4 âm tiết cùng mang thanh thứ 3 [ ˇ ] thì âm tiết đầu và âm tiết thứ 3 đọc thành thanh 2

Ví dụ: 我也很好 /Wǒ yě hěn hǎo/ sẽ đọc thành /Wó yě hén hǎo/

BỘ THỦ

Bộ thủ trong bài 1

  • Bộ nhân đứng(亻) chỉ người.
  • Bộ mịch(冖) là dải lụa, quàng khăn lên.
  • Bộ tiểu(小) là nhỏ, bé.
  • Bộ nữ(女) chỉ người phụ nữ.
  • Bộ tử(子) là con trai.
  • Bộ Bạch (白) là màu trắng.
  • Bộ Khẩu (口) là cái miệng
  • Bộ mã (马)là con ngựa

Tiếng hoa

A: 你好!
B: 你好!

Phiên âm

A: Nǐ hǎo!
B: Nǐ hǎo!

Dịch nghĩa

A: Xin chào!

B: Xin chào!

 

(1) 声调 Thanh điệu Yī yí yǐ yì wū wú wǔ wù yū yú yǔ yù bā bá bǎ bà dā dá dǎ dà bū bù bǔ bù nü nǘ nǚ nǜ kōu kǒu kǒu kòu bāi bái bǎi bài hēi héi hěi hèi mā má mǎ mà nī ní nǐ nì hāo háo hǎo hào (2) 变调 Biến điệu nǐ hǎo měihǎo wǔ bǎi běihǎi gěi nǐ yǔfǎ kěyǐ fǔdǎo (3) 辨音 Phân biệt âm 1. 辨别声母 Phân biệt thanh mẫu ba pa da ta ga ka bu pu du tu gu ku bai pai dai tai tai kai bao pao dou tou gao kao 2. 辨别韵母 Phân biệt vận mẫu ba bo he fo pa po ne mo ma mo de bo fa fo ke po bai bei pao pou mai mei hao hou gai gei kao kou hai hei gao gou 3. 辨音辩调Phân biệt âm, thanh điệu bā pà dà tā hé fó gè kè bǐ pí dé tè hòu fǒu gū kǔ bù pù dì tì hēi fēi gǎi kǎi bái pái dú tú hù fù gěi děi běi péi dài tài hā fā gǒu kǒu 4. 认读 Nhận mặt chữ và đọc Yī hào bā hào nǐ hǎo bù hǎo dà mǎ báimǎ dìtú yī tú dàitóu táitóu dàlóu tǎlóu kèfú kèkǔ dàyǔ dàyǔ yǔfǎ lǐ fà měihǎo méi lái 一 五 八 不 口 白 马 大 女 你 好